Theo giới chuyên gia, các trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B hay viêm gan C thường không được phát hiện kịp thời và chỉ nhập viện điều trị khi bệnh đã có những biến chứng nguy hiểm là khá phổ biến.
Nguyên nhân do bệnh viêm gan thường có những tiến triển chậm, không điển hình, nên người mắc bệnh thường chủ quan. Có tới 90% người bệnh bỏ qua ‘giai đoạn điều trị vàng’.
Bài Viết Liên Quan
- Làm gì để mau phục hồi sau khi nhổ răng khôn?
- Ngày 12/9 Hà Nội đạt kỷ lục tiêm 573.829 liều vắc xin Covid-19
- Lý do bạn nên ăn nấm mỗi ngày
Khám bệnh cho bệnh nhân viêm gan B tại Bệnh viện Bạch Mai. ẢNH: THÀNH DƯƠNG.
Tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan gia tăng
Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người bị nhiễm virus viêm gan B cao trên thế giới. Trong khi đó, viêm gan B và viêm gan C lại rất dễ lây truyền và cũng là loại bệnh có ảnh hưởng nguy hại rất lớn đến sức khỏe. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan của một số nhóm dân cư từ 8 – 25% đối với virus viêm gan B và khoảng 2,5 – 4,1% với virus viêm gan C, đồng thời cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm virus viêm gan A, D, E trong số các bệnh nhân viêm gan nhập viện. Số trường hợp t.ử v.ong do viêm gan B ở nước ta nhiều năm qua là hơn 23.000 người và t.ử v.ong do virus viêm gan C là xấp xỉ 7.000 người trường hợp.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 5 loại virus viêm gan, virus viêm gan B và C có ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Hàng năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trường hợp t.ử v.ong có liên quan đến bệnh viêm gan virus (chiếm khoảng 2,7% tổng số các trường hợp t.ử v.ong). Virus viêm gan B và C là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu, ước tính có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm virus viêm gan B và C.
Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, các trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B hay viêm gan C thường không được phát hiện kịp thời và chỉ nhập viện điều trị khi bệnh đã có những biến chứng nguy hiểm là khá phổ biến. Nguyên nhân do bệnh viêm gan thường có những tiến triển chậm, không điển hình, nên người mắc bệnh thường chủ quan.
Theo ông Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, điều nguy hiểm là trong giai đoạn đầu, viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất ít trường hợp được phát hiện sớm. Tình trạng viêm kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, hình thành các mô sẹo gây xơ gan, kết hợp với các tác nhân khác sẽ dẫn tới ung thư gan. Các biến chứng của viêm gan thường đến sớm và nhanh nếu bệnh nhân đồng thời có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên như nhiễm siêu vi và lạm dụng rượu bia.
Người bệnh đừng vội mừng khi xét nghiệm thấy men gan hạ vì coi chừng gan đã bị hư hoại nghiêm trọng, không còn tế bào gan khỏe để bị hủy hoại nên không phóng thích men gan vào m.áu. Hay, xét nghiệm thấy số lượng virus gây viêm gan giảm nhưng không hẳn viêm gan đã khỏi. Để xác định các bệnh lý gan cần kết hợp nhiều xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm sinh học phân tử PCR, xét nghiệm men gan… mới cho kết quả chính xác.
90% người bệnh bỏ qua “giai đoạn điều trị vàng”
Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gan là cơ quan kì diệu nhất trong cơ thể có khả năng tự tái tạo và phục hồi. Các tế bào gan lành có thể đảm nhận toàn bộ chức năng của các phần gan tổn thương, kể cả mức độ tổn thương lên đến 75%. Chính vì vậy các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường nhạt nhòa, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến cho 90% người bệnh bỏ qua “giai đoạn điều trị vàng” cho các tổn thương sớm. Điều này gây khó khăn trong phát hiện và điều trị các bệnh lý về gan.
Cũng theo BS Phạm Ngọc Thạch, bệnh viêm gan B và viêm gan C rất dễ lây truyền trong cộng đồng, đều lây truyền qua đường m.áu, t.ình d.ục và từ mẹ sang con. So với virus viêm gan B thì virus viêm gan C lây truyền chậm hơn và ít biểu hiện hơn, nhưng lại gây ra những hậu quả rất nặng nề. Ba biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm gan C chính là: suy gan, xơ gan và ung thư gan. Người bệnh hoàn toàn có thể bị t.ử v.ong từ 1 trong 3 biến chứng trên. Đáng lo là phần lớn người mắc viêm gan C mạn tính cũng không có triệu chứng gì và vẫn sống gần như bình thường, chỉ khi bị xơ gan hoặc ung thư gan mới thể hiện các triệu chứng.
Điều nguy hiểm là trong giai đoạn đầu, viêm gan thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất ít trường hợp được phát hiện sớm. Tình trạng viêm kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, hình thành các mô sẹo gây xơ gan, kết hợp với các tác nhân khác sẽ dẫn tới ung thư gan. Các biến chứng của viêm gan thường đến sớm và nhanh nếu bệnh nhân đồng thời có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên như nhiễm siêu vi và lạm dụng rượu bia.
Theo phân tích của PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) thì viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm. Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện, khi tế bào Kupffer (là đại thực bào thường trú ở gan của tất cả mọi người) bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố như thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, thuốc điều trị phóng thích ra các chất gây viêm gây tổn thương tế bào gan, khiến viêm gan dễ khởi phát, tăng nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng, trị viêm gan, cần tiếp cận ở nhiều khía cạnh như dùng thuốc theo chỉ định kết hợp với thay đổi lối sống, dinh dưỡng…
Ở nước ta việc phòng bệnh viêm gan hiện chưa được quan tâm đúng mức. Đối với bệnh lý viêm gan, nhiều trường hợp tùy tiện dùng thuốc, chỉ lo khắc phục triệu chứng như mệt mỏi, vàng da, phù, tăng men gan… bằng những sản phẩm không có nghiên cứu rõ ràng về cơ chế tác dụng điều trị. Hậu quả là làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến bệnh khó phát hiện và âm thầm tăng nặng.
Nguy hiểm hơn, hiện nay, bệnh viêm gan C còn ít được quan tâm trong cộng đồng so với viêm gan B và thế giới cũng chưa có vaccine phòng ngừa viêm gan C. Trong khi đó, hiện nay các loại thuốc điều trị viêm gan, đặc biệt là viêm gan C rất đắt đỏ, tốn kém. Vì vậy, với viêm gan C, người bệnh càng phát hiện bệnh sớm bao nhiêu thì cơ hội khỏi bệnh càng cao bấy nhiêu (sau mỗi năm hiệu quả điều trị sẽ giảm đi 10%), chi phí điều trị cũng càng nhẹ bấy nhiêu.
Mối nguy từ lỗ nhỏ hay bị bỏ qua ở vành tai
Người đàn ông 63 t.uổi sưng tấy nửa mặt, phải phẫu thuật bịt lỗ rò ở vành tai để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân nam 63 t.uổi (trú tại Vân Đình, Hà Nội) vào Bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đình khám vì có khối trước tai bên trái sưng lớn gây đau nhức, khó chịu.
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị rò luân nhĩ tai trái phức tạp, kích thước 3x3cm. Trong quá trình phẫu thuật, ê-kíp mổ phải rất cẩn thận do đường rò đi sát động mạch thái dương phía sau.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Văn Nghiêm (Bệnh viện Đa khoa Vân Đình), cho biết rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh phổ biến, biểu hiện thường thấy là tồn tại một lỗ nhỏ ở vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai.
Rò luân nhĩ khi chưa biến chứng không có biểu hiện gì ngoài lỗ rò, không ảnh hưởng đến thính lực. Chính vì vậy, ở Việt Nam, tình trạng này chưa được quan tâm. Nhiều người có dị tật không vệ sinh đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm cũng như các biến chứng nguy hiểm viêm, sưng đau, gây ra áp-xe xung quanh. Nếu bệnh nhân không điều trị có nguy cơ dẫn đến biến chứng. Tái phát nhiều lần sẽ gây viêm tai, áp-xe đường rò, viêm hoại tử sụn vành tai.
Khi thấy lỗ rò n.hiễm t.rùng (sưng lên giống mụn nhọt), người bệnh không được dùng tay để nặn, không tự ý dùng kháng sinh.
Để phòng ngừa các biến chứng viêm nhiễm, người bị rò luân nhĩ cần giữ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò. Nếu dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không có biến chứng viêm hay áp xe thì không cần phẫu thuật.