Tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn TP Hải Dương, lượng người đến tiêm phòng cúm tăng khoảng 30% so với tháng trước.
Bài Viết Liên Quan
- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Phú Lương
- 9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất
- Ghi nhận bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ‘nguy hiểm’ thứ 2 tại Bình Định
Người dân đến tiêm phòng tại phòng tiêm chủng Safpo3 Hải Dương
Theo đại diện một số phòng tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn TP Hải Dương như: Safpo3 Hải Dương, Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Hải Dương số 1 (đều trên đường Thanh Niên), Trung tâm Tiêm chủng và Tư vấn dinh dưỡng Đức Minh (cơ sở 2 trên đường Nguyễn Lương Bằng và cơ sở 4 ki ốt 21 chợ Phú Yên) từ đầu tháng 12 đến nay, bình quân mỗi ngày ở các phòng tiêm đều có khoảng 10 người đến tiêm phòng cúm, tăng khoảng 30% so với tháng trước và thời điểm này năm ngoái. Người đến tiêm thuộc mọi độ t.uổi, từ t.rẻ e.m, người trưởng thành, người cao t.uổi, phụ nữ có thai…
Hiện trên thị trường có 4 loại vaccine phòng cúm, giá từ 280 – 360.000 đồng/liều tùy loại. Tại các phòng tiêm chủng đều có sẵn số lượng lớn vaccine phòng cúm, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương, hiện cúm A đang trong giai đoạn cao điểm. Tiêm vaccine là biện pháp quan trọng nhất phòng ngừa cúm và những biến chứng của cúm.
Nếu đã mắc cúm, người dân vẫn nên tiêm phòng bởi khi mắc, cơ thể chỉ đáp ứng miễn dịch với một chủng virus mà virus cúm lại có rất nhiều chủng khác nhau.
Cúm mùa tấn công, phòng bệnh thế nào?
Những ngày gần đây, thời tiết Hà Nội ‘đỏng đảnh’, khiến nhiều bệnh qua đường hô hấp như cúm mùa tăng rất cao.
Điều lo ngại, nhiều người tự mua kháng sinh về dùng, bệnh không khỏi lại thêm mệt mỏi.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ở thời điểm hiện tại số bệnh nhi mắc cúm A và điều trị tăng gấp 3 lần so với tháng 2-3/2023. Mỗi ngày giao động từ 60-80 ca bệnh nội trú, chiếm khoảng số trẻ điều trị tại bệnh viện.
Các trường hợp đều khởi phát từ các triệu chứng thông thường như sốt, ho, khó thở…, một số trẻ không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi test nhanh cho kết quả mắc cúm A.
Không chỉ đối với trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng măc cúm mùa ở thời điểm này. Tuy nhiên, không kỹ càng như khi trẻ mắc bệnh, khi có triệu chứng cúm nhiều người thường tự ý mua thuốc về để điều trị.
Như trường hợp của chị N.H (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vài ngày gần đây có biểu hiện của bệnh cúm như sốt, đau đầu, nhức mỏi người, chẩy nước mũi… Nhưng thay vì đi khám, chị tự ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc kháng sinh về uống. Sau gần 3 ngày triệu chứng không giảm, chị. mới đi khám tại một phòng khám thì được bác sĩ kết luận mắc cúm mùa, không cần phải dùng…kháng sinh!.
Bệnh cúm ác tính có thể gây nên tổn thương phổi rất nhanh chóng, thường trong vòng khoảng 3-5 ngày, thậm chí có thể dẫn tới t.ử v.ong. Ảnh minh họa.
Anh P.T.B (Hà Đông, Hà Nội) mấy ngày gần đây cũng phải xin nghỉ làm vì “bị ốm”. Anh B. cho biết bản thân có triệu chứng cúm đã 2 ngày như ớn lạnh, đau mỏi cơ, chảy nước mũi, đau đầu… nhưng cũng không đi khám. Hiện tại anh vẫn ở nhà tự mua kháng sinh và thuốc điều trị cảm cúm ở hiệu thuốc về dùng.
Tường tự, anh V.N.S (Long Biên, Hà Nội) gần đây cũng đã tự mua thuốc kháng sinh và thuốc trị cảm cúm ở hiệu thuốc về uống sau khi có biểu hiện sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu.
Anh S. cho hay: “Khi có triệu chứng giống bệnh cúm tôi đã test nhanh COVID-19 thì thấy không mắc bệnh nên nhờ con trai cả đi mua thuốc kháng sinh và thuốc trị cảm cúm về uống. Nhưng uống thuốc 2 hôm không đỡ, vẫn sốt tới 39 độ nên tôi phải đi khám. Bác sĩ nói tôi mắc cúm A, vì sốt cao nên phải truyền nước, mệt rã rời cả tuần trời mới đỡ”.
Theo BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh cúm mùa có xu hướng lây lan vào mùa đông và mùa xuân. Nguyên nhân là do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm theo mùa phát triển và lây lan.
Theo bác sĩ, cần đề phòng các biểu hiện của bệnh cúm ác tính. Bệnh cúm ác tính có thể gây nên tổn thương phổi rất nhanh chóng, thường trong vòng khoảng 3-5 ngày, thậm chí có thể dẫn tới t.ử v.ong.
Nguy hiểm hơn, biểu hiện cúm ác tính khá giống với cúm thông thường nhưng có thể gây tổn thương phủ tạng. Do đó, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan với cúm, nhất là khi nhiều người có thói quen tự mua thuốc về điều trị tại nhà mà không đến khám tại các cơ sở y tế.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% t.rẻ e.m bị nhiễm cúm, trong đó có khoảng 3 – 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 – 500 nghìn người t.ử v.ong.
Tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thống kê hàng năm ở Việt Nam trung bình có trên 800.000 người mắc cúm, gặp ở nhiều độ t.uổi khác nhau. Số người nhập viện và t.ử v.ong chủ yếu xảy ra ở nhóm nguy cơ cao gồm người lớn t.uổi (trên 65 t.uổi), người có bệnh lý nền (tim mạch, hô hấp, nội tiết), phụ nữ mang thai và t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi.
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh bệnh cúm mùa, ngoài việc giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi ho, tránh đến nơi đông người,… thì việc tiêm phòng cúm hàng năm là điều cần thiết. Nhất là ở những người có nguy cơ biến chứng như t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người già trên 65 t.uổi, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV, người mắc các bệnh lý nền mạn tính.