Huyết áp tăng cao bất ngờ có thể gây ra nhiều biến chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đặc biệt tình trạng này nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Khi huyết áp tăng cao đột ngột, việc xử trí đúng cách là vô cùng quan trọng để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Huyết áp tăng cao đột ngột đo đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột trong đó nguyên nhân phổ biết nhất là người bệnh quên uống thuốc, nhất là người cao t.uổi hay quên.
Trạng thái tâm lý khi bị kích động giận giữ, sốc do gặp những sự cố hoặc niềm vui bất chợt cũng khiến tăng huyết áp đột ngột.
Một số thói quen ăn uống của người bệnh tăng huyết áp thay đổi cũng là lý do khiến tăng huyết áp đột ngột. Trong đó thường gặp vào các kỳ nghỉ, sự kiện quan trọng khiến người bệnh thay đổi thói quen ăn uống: ăn mặn hơn, uống rượu bia, chất kích thích cà phê, t.huốc l.á,… dẫn đến tăng huyết áp đột ngột
Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc như: cocaine, amphetamine, thuốc tránh thai, NSAIDs,… có thể làm tăng huyết áp hoặc tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp làm giảm hiệu quả của thuốc.
Bài Viết Liên Quan
- Cách ăn dưa chuột giúp giảm cân và giải độc cơ thể
- Chế phẩm bảo vệ gan từ cây An xoa
- Ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp tránh được 41% nhiễm Covid-19 nặng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột, trong đó nguyên nhân phổ biết nhất là người bệnh quên uống thuốc.
Dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột
Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp đột nhiên tăng cao kịch phát bất thường một cách nhanh chóng, huyết áp tối đa có thể lên đến> 180mmHg hoặc huyết áp tối thiểu> 120mmHg. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
– Người bệnh đau đầu dữ dội, choáng váng và xây xẩm mặt mày.
– Người bệnh xuất hiện đột nhiên nhìn mờ, khó nói. Cảm thấy tình trạng đau tức ngực, tim đ.ập nhanh bất thường hay khó thở. Thậm chí một số người thấy có biểu hiện c.hảy m.áu cam, buồn nôn hoặc nôn.
Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng tê yếu tay chân, đột nhiên không nhấc được chân lên, đi lại không vững, bị té, cầm đồ bị rơi,… Miệng méo, cơ mặt lệch sang một bên thậm chí co giật, tinh thần không minh mẫn, hôn mê…
Cách xử trí huyết áp tăng cao đột ngột
Nếu như thấy các biểu hiện nghi ngờ trên hoặc phát hiện thấy người người thân có những dấu hiệu nghi ngờ kèm theo t.iền sử mắc bệnh huyết áp đang điều trị… thì rất có thể là do cơn tăng huyết áp đột ngột. Việc phát hiện xử trí các tình huống trên rất quan trọng, cần theo các bước sau:
Đo huyết áp để đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bước 1: Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ
Tốt nhất, người bệnh tăng huyết áp cần nằm hoặc ngồi yên tại chỗ, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể, cởi bỏ nón mũ, nới lỏng quần áo, tránh tình trạng đám đông xúm lại hỏi han.
Khi nằm, kê đầu cao khoảng 30 độ so với mặt phẳng, không để chân cao hơn đầu vì sẽ làm tăng áp lực lên mạch m.áu não.
Nếu thấy khó thở, hãy ngồi dậy và kê gối ở sau lưng, tuyệt đối không đứng dậy đi lại để tránh bị choáng ngất. Trường hợp bạn là người xung quanh và người bệnh có dấu hiệu nôn mửa, nên cho người bệnh nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường thở.
Ngoài ra, không cho người bệnh ăn, uống nếu có dấu hiệu miệng méo, cơ mặt lệch sang một bên….
Bước 2: Cần kiểm tra huyết áp
Đo huyết áp để đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy theo chỉ số huyết áp và triệu chứng mà người bệnh gặp phải, cách xử trí sẽ khác nhau. Nếu trong lần đo đầu tiên, chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên và không có bất kỳ triệu chứng tổn thương cơ quan đích nào (ví dụ như đau ngực, khó thở, đau lưng, yếu, liệt nửa người, thay đổi thị lực, khó nói, co giật, tiểu m.áu, nôn ói nhiều), điều cần làm là giữ bình tĩnh, nghỉ ngơi và đo lại huyết áp sau 15 phút.
Và ở lần đo huyết áp thứ 2 các chỉ số huyết áp vẫn cao nhưng không có bất cứ biểu hiện nào thì đây là cơn tăng huyết áp khẩn trương.
Khi đó cần uống các thuốc hạ huyết áp để hạ huyết áp từ từ trong 28 – 48 giờ. Không nên sử dụng các thuốc hạ huyết áp nhanh (ví dụ: Nifedipin nhỏ giọt dưới lưỡi), bởi việc hạ huyết áp quá nhanh, đột ngột sẽ làm giảm tưới m.áu từ đó gây tổn thương các cơ quan đích (gây thiếu m.áu não, thiếu m.áu cơ tim). Sau đó đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh lại các thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhằm giúp huyết áp giảm từ từ về mức an toàn.
Đối với trường hợp lần đầu tiên đo huyết áp có các chỉ số từ 180/120 mmHg trở lên và kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên, đây là cơn tăng huyết áp cấp cứu cực kỳ nguy hiểm đe dọa tính mạng. Trường hợp này ngay lập tức phải gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng tới bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Loại quả đầy chất bổ nhưng tối kỵ với người bệnh thận
Người mắc bệnh thận ăn nhiều chuối có thể bị tăng kali m.áu dẫn tới các triệu chứng khó thở, tim đ.ập nhanh, buồn nôn, nôn.
Chuối không chỉ tiện lợi và thân thiện với ví t.iền mà còn chứa đa dạng chất dinh dưỡng và chất xơ, vì vậy có rất nhiều lý do để mọi người yêu thích loại quả này. Theo Healthline, chuối không chứa chất béo và cholesterol đồng thời chứa nhiều vitamin C, B6, chất dinh dưỡng thực vật, chất chống oxy hóa.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một quả chuối cỡ trung bình chứa 422mg kali. Đây là chất điện giải thiết yếu, rất quan trọng để giữ mức chất lỏng trong cơ thể chúng ta cân bằng và đảm bảo cơ bắp, dây thần kinh hoạt động tối ưu.
Nhưng điều đó đồng nghĩa chuối có thể gây ra vấn đề khi ăn quá mức, đặc biệt đối với những người cần hạn chế hấp thụ kali bao gồm các ca mắc bệnh thận.
Một trong những vai trò chính của thận là điều hòa nồng độ kali trong cơ thể. Thận bị tổn thương không thể hoạt động bình thường, khiến kali tích tụ trong m.áu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tăng kali m.áu có thể gây ra các vấn đề như rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng, tê liệt và yếu cơ.
Chuối có nhiều tác dụng nhưng không nên ăn quá nhiều. Ảnh: Mayoclinic
Tác động của bệnh thận
Thận là cơ quan nội tạng có hình như hai hạt đậu, kích thước bằng nắm tay. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, thận lọc chất thải dư thừa trong m.áu và tạo ra nước tiểu.
Bệnh thận có thể cấp tính hoặc mạn tính. Tổn thương thận cấp tính là tình trạng tạm thời, thường do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra, làm gián đoạn chức năng thận. Trong khi đó, bệnh thận mạn tính liên quan đến tổn thương thận vĩnh viễn và có thể dẫn đến suy giảm chức năng lâu dài.
Ví dụ về tổn thương thận ngắn hạn là viêm thận kẽ – tình trạng phát sinh khi một số loại thuốc cản trở khả năng của thận và viêm bể thận do n.hiễm t.rùng đường tiết niệu lan lên thận.
Bệnh thận mạn tính bao gồm các tình trạng làm suy giảm dần chức năng thận. Bệnh thận đa nang – một rối loạn di truyền, gây ra các u nang làm gián đoạn quá trình lọc của thận, có khả năng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Viêm thận lupus – bệnh tự miễn dịch, dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn.
Bệnh thận và kali
Một trong các vai trò của thận là điều hòa cân bằng nội môi kali, hay lượng kali được hấp thụ và bài tiết khỏi cơ thể qua m.áu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ nhấn mạnh rằng bệnh thận mạn tính đồng nghĩa thận bị tổn thương đến mức không thể lọc m.áu như bình thường nữa. Điều này dẫn đến tích tụ chất thải và chất lỏng dư thừa trong cơ thể, tăng kali m.áu.
Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ thông tin tăng kali m.áu thường ít có triệu chứng đáng chú ý. Các biểu hiện có thể bắt đầu từ từ, phát triển dần sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Tuy nhiên, tăng kali m.áu cũng có thể xảy ra đột ngột và nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong những trường hợp như vậy, người bệnh gặp các triệu chứng cấp tính bao gồm khó thở, tim đ.ập nhanh, buồn nôn, nôn và đau ngực.
Tăng kali m.áu có thể là kết quả của chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu kali, như chuối, ở những người bị tổn thương thận. CDC Mỹ giải thích nhiều trường hợp không biết mắc bệnh thận mạn tính. Cách chính xác để chẩn đoán là thông qua các xét nghiệm đ.ánh giá lượng protein trong nước tiểu và nồng độ creatinin trong m.áu.