Mặc dù đ.ánh giá lợi ích của nguồn tạng hiến từ người cho c.hết tim rất rõ ràng, các chuyên gia vẫn cho rằng cần quan tâm, cân nhắc tiêu chí ‘an toàn về pháp lý, thoải mái về tâm linh’.
Tại Việt Nam, Luật Hiến ghép mô tạng ra đời năm 2006 nhưng chỉ đề cập hiến mô tạng từ người c.hết não, chưa đề cập hiến mô tạng từ người c.hết tim. Đây là thông tin do PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, cung cấp tại hội thảo Hiến mô, tạng từ người c.hết tim tại Việt Nam diễn ra ngày 29/2.
Theo các chuyên gia, người c.hết tim có thể hiến được phổi, thận, gan, tụy, các mô, giác mạc, xương, gân. Thế giới tận dụng các nguồn hiến tạng từ người sống và người c.hết. Với người c.hết có hai nguồn là nguồn c.hết tim và c.hết não. Còn tại Việt Nam, hiện 95% ca ghép tạng được tiến hành từ người cho sống, chỉ có 5% ca ghép từ người cho c.hết não, ngược với xu hướng thế giới.
Thực tế 20 năm qua, nhiều nước trên thế giới đã tăng nguồn hiến mô tạng từ người c.hết tim. Tại Trung Quốc, hiến tạng được lấy từ 3 nguồn, gồm người c.hết não, c.hết tim và c.hết tim sau khi c.hết não. Tỷ lệ người hiến c.hết tim nhiều hơn c.hết não.
Cụ thể, năm 2015, Trung Quốc thực hiện 6.719 ca ghép thận, trong đó, 64% là thận hiến từ người sống; 19% thận hiến từ người c.hết tim sau c.hết não và 17% từ người hiến c.hết não. Nguyên nhân là hiến mô tạng từ người c.hết não còn nhiều tranh luận. Nhiều người Trung Quốc cho rằng khi tim chưa ngừng đ.ập, bệnh nhân chưa thể chẩn đoán t.ử v.ong, gia đình chỉ đồng ý hiến tạng khi tim đã ngừng đ.ập.
PGS.TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết tại đơn vị này, nhiều trường hợp không thể đ.ánh giá được c.hết não vì trong quá trình thực hiện, bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn (c.hết tim).
“Mặc dù gia đình bệnh nhân đã ý hiến tạng nhưng do không có quy định trong luật nên chúng tôi không thể lấy tạng được từ người hiến c.hết tim, điều này rất lãng phí”, bác sĩ Nghĩa chia sẻ.
PGS Đồng Văn Hệ đề xuất nguồn tạng, mô được hiến từ người c.hết tim cần được cụ thể hóa để đưa vào Luật Hiến ghép mô tạng và xây dựng quy trình cụ thể. Ông cũng lưu ý cách thức, quy trình, tiêu chuẩn để chẩn đoán người c.hết tim rất khác so với quy trình chẩn đoán c.hết não.
Việt Nam đã thực hiện gần 8.000 ca ghép tạng trong hơn 30 năm qua, gần 6% tạng được hiến từ người c.hết não. Ảnh: BVCC
Đồng tình với quan điểm ghép tạng từ người hiến ngừng tim hoặc ngừng tuần hoàn là một dạng hiến tạng mở rộng nhằm tận dụng tối đa những mô tạng còn chức năng để ghép, Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đề xuất bổ sung nguồn hiến từ người c.hết tim vào luật.
Tuy nhiên, việc bổ sung này cần đáp ứng điều kiện xây dựng hoàn chỉnh chặt chẽ các quy định về pháp lý, hành chính, tiêu chuẩn y khoa, tài chính – là cơ sở để phát triển hệ thống hiến, điều phối, ghép mô – tạng, bảo đảm tính minh bạch, công bằng.
Đ.ánh giá việc chẩn đoán c.hết tim rất quan trọng, từ kinh nghiệm thực tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Thu cho rằng mấu chốt quan trọng trong ghép tạng từ người hiến ngừng tuần hoàn là thời điểm chẩn đoán t.ử v.ong.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết cần cân nhắc quy trình, tiêu chí kỹ thuật xác định c.hết tim cần làm nghiêm túc và cân nhắc kỹ lưỡng. Để xây dựng bộ tiêu chuẩn c.hết tim, Việt Nam nên tham khảo và áp dụng bộ tiêu chuẩn đã áp dụng trên thế giới.
“Lợi ích của việc có tạng đã quá rõ nhưng làm sao để có tiêu chí an toàn về pháp lý, thoải mái về tâm linh là điều chúng ta cần tiếp tục phải quan tâm”, bác sĩ Hùng nêu băn khoăn.
Việt Nam bắt đầu ghép tạng từ năm 1993. Sau 31 năm ghép tạng và 13 năm lấy tạng từ người cho c.hết não, tính tới tháng 10/2023, cả nước đã thực hiện gần 8.000 ca ghép, song chỉ gần 500 ca được ghép từ nguồn tạng là người cho c.hết não, c.hết tim (tương đương gần 6%).
Mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 10 người c.hết não hiến tạng, thuộc hàng thấp nhất thế giới, bằng 1/110 so với Hàn Quốc và 1/500 so với Tây Ban Nha. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 5 năm, chỉ 107 người cho c.hết não hiến tạng, trên cả nước con số này là 154 người. Trong khi hàng nghìn người có tên trong danh sách chờ ghép tạng.
Gặp nạn đêm Giao thừa, n.ữ s.inh phải bay gấp vào TP.HCM để cứu đôi mắt
N.ữ s.inh 18 t.uổi ở Gia Lai bị một quả pháo b.ắn vào mắt gây bỏng nặng giác mạc. Bệnh nhân buộc phải bay vào TP.HCM ngay trong đêm Giao thừa để phẫu thuật gấp.
Đang trên đường đi đón Giao thừa, N.H.N (18 t.uổi, trú tại phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) gặp một đám đông đang đốt pháo. N. bị một quả pháo bay vào mắt. Ngay lập tức, gia đình đã đến hiện trường và đưa N. đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Bác sĩ chẩn đoán N. bị bỏng giác mạc nặng một bên mắt. Ngay trong đêm, gia đình đã đi máy bay đưa N. về TP.HCM để cứu đôi mắt cho bệnh nhân.
Trong khi đó, bệnh nhân Đ.T.Đ. (17 t.uổi, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông, Gia Lai) gặp tai nạn do đốt pháo. Trước Giao thừa, Đ. bị pháo nổ bất ngờ vào vùng mặt, phải vào bệnh viện cấp cứu lúc 2h sáng Mùng 1 Tết với chẩn đoán bỏng giác mạc nặng, chuyển lên TP.HCM phẫu thuật.
Theo thống kê tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, ngay trong đêm Giao thừa đã có 5 trường hợp nhập viện do pháo nổ. Các bệnh nhân đều bị bỏng giác mạc mức độ nặng phải chuyển viện lên tuyến trên.
Bác sĩ Dương Thái Thuấn, Trưởng Khoa Cấp cứu, khuyến cáo dịp Tết, đặc biệt trong đêm Giao thừa, tai nạn do pháo nổ xảy ra thường xuyên. Mặc dù Nhà nước nghiêm cấm sử dụng pháo nổ nhưng một số người dân vẫn lén lút sử dụng.
Hầu hết các trường hợp gặp nạn do pháo đều ảnh hưởng vùng trọng yếu ở mặt, trong đó quan trọng nhất là mắt. Nhiều trường hợp dù có chữa trị cũng sẽ để lại hậu quả lâu dài tới thị lực.