Nhập viện để chuẩn bị cho cuộc sinh thường như dự kiến, chị D. không ngờ rơi vào tình thế ‘1 phần sống 9 phần t.ử v.ong’ vì mắc loại tai biến sản khoa đáng sợ.
Sản phụ 29 t.uổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, sinh con lần đầu, được đưa đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sáng 18/10/2023 vì có dấu hiệu chuyển dạ.
0h ngày 19/10, bệnh nhân được làm giảm đau ngoài màng cứng, thủ thuật diễn ra thuận lợi, sẵn sàng cho cuộc đẻ thường như dự kiến. Tuy nhiên, gần 4 giờ sau, trong quá trình chuyển dạ, bệnh nhân bất ngờ mất ý thức đột ngột, gọi – hỏi không đáp ứng, huyết áp không đo được trong khi nhịp tim tăng nhanh lên 140 lần/phút (gấp đôi phụ nữ bình thường).
Sau đó, sản phụ có t.iền sử đái tháo đường thai kỳ này rơi vào tình trạng khó thở, tím tái. Nhịp tim lúc này của bệnh nhân giảm còn 35 lần/phút, độ bão hòa oxy trong m.áu (SpO2) không đo được.
Bệnh nhân được bóp bóng hỗ trợ hô hấp nhưng không còn đáp ứng, buộc thầy thuốc phải đặt ống nội khí quản, bóp bóng qua ống nội khí quản và đẩy thẳng phòng mổ.
“Thời gian di chuyển bệnh nhân mất 2 phút, bệnh nhân được đẩy sang phòng mổ trong tình trạng nổi vân tím toàn thân, mạch không bắt được”, Tiến sĩ Trần Văn Cường, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nói.
Thầy thuốc vừa cấp cứu ngừng tuần hoàn, vừa mổ lấy thai cấp cứu, mọi thao tác diễn ra trong vòng 5 phút. Em bé chào đời nặng 3,3kg, được đặt ống nội khí quản chuyển ngay sang khoa Sơ sinh. Trong khi đó, mẹ bé được tiêm adrenaline và có mạch trở lại.
Sau nhiều xét nghiệm, theo dõi, bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị hôn mê sau ngừng tuần hoàn, theo dõi tắc mạch ối, được chuyển sang khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai. Hơn 2 tuần điều trị, sản phụ cai được máy thở, sau đó ra viện.
Bài Viết Liên Quan
- Thời tiết oi bức, làm gì để giải độc, thanh nhiệt cơ thể?
- Cần thận trọng đề phòng cúm A
- Em bé sống sót với dị tật lồi não
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: BVCC
Tiến sĩ Cường cho biết tai biến “tắc mạch ối là 3 từ rất đáng sợ trong cấp cứu sản khoa” khi ông chia sẻ ca bệnh tại hội thảo khoa học quốc tế về gây mê hồi sức sản phụ khoa do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức ngày 9/1.
Vị chuyên gia cho biết năm 2023, số liệu ở Anh cho thấy có 28 ca t.ử v.ong sản khoa tại quốc gia này, tắc mạch ối là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 4. Tiên lượng nguy cơ t.ử v.ong mẹ đối với trường hợp tắc mạch ối thậm chí lên tới 90% trong một số trường hợp.
85% bệnh nhân t.ử v.ong vì sốc tim hoặc ngừng tim, 50% t.ử v.ong vì hạ oxy nặng. Trong số ca sống sót, 85% ca tổn thương thần kinh không hồi phục vì hạ oxy não. Đối với em bé, tiên lượng nguy cơ t.ử v.ong hay giữ được thần kinh nguyên vẹn cũng nặng nề, bởi có sự liên quan giữa khoảng thời gian ngừng tim mẹ và lấy thai.
Tại hội thảo, bác sĩ Jimin Kim, Bệnh viện Brigham & Women thuộc Đại học Y Harvard (Hoa Kỳ), cho rằng t.ử v.ong mẹ khi mang thai đang là gánh nặng toàn cầu. Đáng chú ý, gần 95% ca t.ử v.ong mẹ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.
Mỗi năm Việt Nam đón khoảng 850.000 – 1 triệu trẻ sơ sinh. Riêng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Tiến sĩ Mai Trọng Hưng, Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện, cho biết mỗi năm, bệnh viện có gần 50.000 ca đẻ. Thầy thuốc của bệnh phải ứng phó không ít ca tai biến sản khoa diễn ra rất bất ngờ.
Một đ.ánh giá của Vụ Sức khỏe Bà mẹ – T.rẻ e.m (Bộ Y tế) cuối năm 2022 cho thấy số tai biến sản khoa hầu như không giảm từ năm 2015 đến nay, khoảng 5-6 ca/1.000 ca sinh. Các tai biến sản khoa thường gặp nhất là băng huyết, tắc mạch ối và sản giật, trong đó, nguyên nhân tắc mạch ối như trường hợp trên đây chiếm hơn 16%. Phát hiện nguy cơ, xử trí đúng, kịp thời là can thiệp cốt lõi cứu sống bà mẹ.
Đặt máy tạo nhịp tim ngay tại phòng sinh, cứu sống bé sơ sinh bị tim bẩm sinh nặng
Lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam thực hiện đặt máy tạo nhịp tim ngay tại phòng sinh cho em bé bị tim bẩm sinh rất nặng, được chẩn đoán Block nhĩ thất độ III từ trong thai kỳ, cứu sống trẻ một cách kỳ diệu.
Chia sẻ về ca bệnh này, các bác sĩ Khoa Sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, sản phụ T.L (33 t.uổi, Hà Nội) t.iền sử bị lupus ban đỏ 6 năm nay, khám thai tại tuần 22 phát hiện em bé có tình trạng rối loạn nhịp tim thai .Chị được theo dõi tại Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và.
Qua hội chẩn, TS. BS Đinh Thúy Linh – Giám đốc Trung tâm nhận định, thai nhi có tiên lượng nặng, chậm phát triển trong tử cung, tim to, tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có tình trạng block nhĩ thất cấp III.
Ê kíp bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phẫu thuật mổ lấy thai, em bé hơn 2,1kg chào đời an toàn.
Thông qua hội chẩn liên viện với Bệnh viện Nhi Trung ương, hội đồng cân nhắc việc chuyển viện sau sinh cho em bé. Mặc dù khoảng cách giữa hai bệnh viện rất ngắn, nhưng nếu thực hiện chuyển viện ngay sau sinh, em bé sẽ đối mặt với nguy cơ trụy tuần hoàn, trụy tim mạch do nhịp tim thấp, sức khỏe không tốt do chậm phát triển trong tử cung từ trong thời kỳ bào thai.
Với tình trạng block nhĩ thất độ III rất nặng, việc đặt máy tạo nhịp ở thời điểm ngay sau sinh là vô cùng cần thiết, có thể đưa nhịp thất của bé trở về bình thường, từ đó em bé sẽ cải thiện được tình trạng bệnh lý.
Hội đồng thống nhất xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc hai bệnh viện. Bệnh viện Nhi Trung ương cử một ê kíp bác sĩ tim mạch và hồi sức cấp cứu phối hợp với các bác sĩ của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thực hiện ca mổ đặt máy tạo nhịp tim cho em bé ngay sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Ê kíp phẫu thuật thứ hai sữa chữa tim bẩm sinh cho em bé do các bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện ngay sau khi em bé chào đời.
Khi thai nhi được 35 tuần, chức năng tim thai diễn biến xấu rất nhanh, GS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quyết định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.
Hai ca phẫu thuật liên tiếp nối nhau được thực hiện bởi các bác sĩ đầu ngành của hai bệnh viện lên tục cả đêm đến 7h sáng hôm sau.
Ê kíp của TS.BS Đỗ Tuấn Đạt – Trưởng khoa Sản bệnh A4 đã mổ lấy thai, em bé nặng 2.150g. Ngay khi cất tiếng khóc chào đời, nhịp tim của em bé rất thấp, trong quá trình hồi sức nhịp thất có khi xuống 35 lần/phút, được đặt ống nội khí quản.
Ngay sau đó, ê kíp phẫu thuật của TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường đã trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho em bé.
Sau khi được đặt máy tạo nhịp thành công, nhịp thất lên 120 lần/phút, em bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị. 14 ngày sau cuộc phẫu thuật, nhịp tim của em bé đã trở về ổn định sau khi có sự hỗ trợ của máy tạo nhịp, đồng thời em bé đã được ghép mẹ, tình trạng sức khỏe ổn định để có thể tiếp tục theo cuộc điều trị sau này