Thiên ma có vị ngọt, tính bình, chất nhuận, đi vào duy nhất kinh can (có tác dụng bình can tức phong).
Đây là vị thuốc dùng hay nhất đối với chứng can phong nội động gây ra các tình trạng như đau đầu, chóng mặt, động kinh, đột quỵ…
1. Đặc điểm và công dụng của vị thuốc thiên ma
Thiên ma hay còn gọi là minh thiên ma. Tên khoa học là Rhizoma Gastrodiae. Bộ phận dùng là thân rễ khô của Gastrodia elata Blume, là một loại thảo mộc thuộc chi Gastrodia, họ Orchidaceae.
Thiên ma chủ yếu được tìm thấy ở Đông Á, đặc biệt ở vùng núi khu vực của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Trung Quốc, thiên ma mọc chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam….
Ở Việt Nam, thiên ma phổ biến ở các vùng núi phía Bắc như Hòa Bình, Lạng Sơn….
Cây thuốc thiên ma.
Cây mọc ở nơi ẩm ướt, có nhiều mùn, đặc biệt ở vùng núi ẩm có độ cao 400 – 3.200m trên mực nước biển. Thân rễ hình bầu dục, dài khoảng 10cm, đường kính 3 – 4,5cm.
Vụ thu hoạch thiên ma rơi vào mùa Xuân hoặc mùa Đông hàng năm. Rễ của cây thiên ma sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch, tách vỏ và sau đó luộc, hầm hoặc nướng cho đến khi chín. Sau khi được làm chín, cắt rễ thiên ma thành từng lát, phơi khô và bảo quản kín, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh những nơi ẩm thấp.
Trong rễ cây thiên ma có chứa các thành phần hoạt chất vô cùng phong phú, đa dạng. Tiêu biểu có thể kể đến như gastrodin, alkaloid, vitamin A, vanillyl và alcohol… Trong đó, gastrodin là hoạt chất có hoạt tính sinh học chính của thiên ma .
Trong những thập kỷ gần đây, một số lượng lớn các nghiên cứu đã được tiến hành và kết quả cho thấy thiên ma có tác dụng an thần, chống chóng mặt, giảm đau, chống động kinh, chống trầm cảm, giải lo âu, cải thiện trí nhớ, chống lão hóa, hạ huyết áp, ngăn ngừa tác dụng hoại tử xương.
Như vậy có thể thấy, trong số các tác dụng dược lý khác nhau của thiên ma, thì tác dụng trên hệ thống thần kinh trung ương dường như đặc biệt nổi bật.
Vị thuốc thiên ma.
Theo các nghiên cứu mới nhất, gastrodin có thể là một hoạt chất có giá trị tiềm năng để phòng ngừa và điều trị một số rối loạn thần kinh trung ương bao gồm bệnh động kinh, Alzheimer, Parkinson, rối loạn cảm xúc, thiếu m.áu não cục bộ…
Đối với bệnh động kinh, gastrodin giúp kéo dài thời gian tiềm ẩn của cơn động kinh, cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh, rút ngắn thời gian cơn động kinh, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể.
Đối với bệnh Alzheimer, nghiên cứu cho thấy gastrodin có thể làm tăng đáng kể khả năng sống của tế bào, bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện khả năng học tập, ghi nhớ. Ngoài ra, thiên ma cũng hoạt động tương tự như hormone estrogen, có ích trong việc điều trị rối loạn k.inh n.guyệt và mãn kinh sớm.
Trong y học cổ truyền, thiên ma là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, chất nhuận, chỉ đi vào duy nhất kinh can nên vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với bình can tức phong. Vị thuốc dùng hay nhất đối với chứng can phong nội động gây ra các tình trạng như đau đầu, chóng mặt, động kinh, đột quỵ…
Cái hay nữa của thiên ma đó là tính vị của nó rất bình hòa, chất lại nhuận nên gần như trong mọi trường hợp kể cả thực chứng (cấp tính) hay hư chứng (mạn tính) đều có thể dùng.
Ngoài bình can tức phong trị đau đầu, chóng mặt, động kinh… thiên ma còn có một tác dụng tuyệt vời nữa là chỉ thống (giảm đau), đặc biệt là các chứng đau ở vùng đầu mặt như đau đầu, đau nửa đầu…
Vị thuốc câu đằng phối hợp với thiên ma và một số vị thuốc khác trong bài Thiên ma câu đằng ẩm.
2. B ài thuốc chữa bệnh từ thiên ma
Thiên ma có thể sử dụng trong mọi trường hợp có can phong nội động, bất luận là chứng hư hay chứng thực, cấp tính hay mạn tính. Tuy nhiên khi dùng cần phải phối hợp thêm với các vị thuốc điều trị nguyên nhân để tăng thêm hiệu quả điều trị.
– Trị đau đầu, chóng mặt do can dương vượng
Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”: Thiên ma 8g, câu đằng 12g, thạch quyết minh 12g, chi tử 8g, hoàng cầm 8g, xuyên ngưu tất 12g, ích mẫu thảo 12g, tang ký sinh 20g, dạ đằng giao 12g, bạch linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng – tối, sau ăn 20 phút. Uống khi thuốc còn ấm.
– Trị yếu nửa người, đau đầu, chóng mặt do phong đàm
Bài “Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang”: Lấy 10g mỗi loại gồm thiên ma, bán hạ, bạch truật, bạch phục linh, 8g quất hồng bì, 4g cam thảo. Sắc nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Bán hạ kết hợp với thiên ma và các vị thuốc khác trong bài Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang.
– Trị phong thấp, tê bại, các khớp xương đau nhức
– Thành phần: Thiên ma 10g, bạch hoa xà nhục 6g, khương hoạt 8g, đương quy thân 12g, tần giao 12g, ngũ gia bì 12g, phòng phong 12g.
– Cách dùng: Ngâm rượu hoặc sắc uống.
Rượu ngâm sau 2 tuần có thể sử dụng. Có thể dùng làm rượu xoa bóp hoặc dùng uống, mỗi ngày dùng 30ml uống trong bữa ăn.
Hoặc sắc uống, ngày 2 lần sáng – tối, cách bữa ăn 1 giờ. Uống khi thuốc còn ấm.
– Trị trẻ con yếu xương, người già thận hư xương yếu
– Thành phần: Hổ cốt, mộc qua, thiên ma, nhục thung dung, ngưu tất, phụ tử, các vị bằng nhau. Tán bột làm thành viên.
– Cách dùng: Ngày uống 2 viên, sau ăn sáng – tối.
– Trị động kinh
– Thành phần: Thiên ma, cam thảo đều 1g. Linh dương giác, cương tằm, câu đằng, đảng sâm đều 1,5g, toàn yết 0,7g, ngô công 0,3g.
– Cách dùng: Tán bột, mỗi lần uống 1g, ngày 2 – 3 lần.
3. Lưu ý khi sử dụng thiên ma
Mặc dù thiên ma có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần dùng nó một cách an toàn và hiệu quả để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Một vài lưu ý khi sử dụng thiên ma:
Thiên ma chủ yếu được dùng như một vị thuốc điều trị bệnh và không nên sử dụng liên tục. Hãy ngưng sử dụng khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm và khi dùng cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.
Thiên ma có ảnh hưởng giống như hormon giới tính, do đó nên tránh dùng nếu đang mắc các bệnh ung thư vú, bệnh lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng…
Phụ nữ trong giai đoạn mang bầu, nuôi con bằng sữa mẹ, những người có tình trạng huyết hư nên tránh dùng thiên ma.
Liều dùng khuyến cáo từ 3 – 10g/ngày.
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn có thể bảo vệ sức khỏe não bộ
Ngoài thúc đẩy sản xuất “nhiên liệu” cho não hiệu quả hơn, nhịn ăn gián đoạn còn dẫn đến cơ chế tự thực, giúp giảm sự tích tụ của các mảng protein amyloid độc hại, dấu hiệu bệnh lý của Alzheimer.
(Nguồn: Northernvirginiamag)
Mark Mattson bắt đầu nghiên cứu về lão hóa não và bệnh Alzheimer vào cuối những năm 1980 – rất lâu trước khi có người nói đến việc nhịn ăn gián đoạn.
Vị Giáo sư Khoa Thần kinh học tại Đại học Johns Hopkins của Mỹ đã chú ý đến bằng chứng ngày càng tăng cho thấy việc nhịn ăn gián đoạn – thuật ngữ mô tả chế độ ăn uống và nhịn ăn có chu kỳ – có thể kéo dài t.uổi thọ của chuột thí nghiệm.
Mattson nói: “Nhóm của tôi tự hỏi liệu việc nhịn ăn gián đoạn có thể bảo vệ tế bào thần kinh và bảo tồn chức năng não trong các mô hình động vật mắc bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và đột quỵ hay không.”
“Chúng tôi thấy rằng nó thực sự có hiệu quả.”
Bằng chứng khoa học về lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn tiếp tục phát triển. Một nghiên cứu vào tháng 10/2023 do Đại học California, San Diego ở Mỹ thực hiện cho thấy việc cho ăn hạn chế thời gian có thể “cứu chữa bệnh lý não và cải thiện trí nhớ trên mô hình chuột mắc bệnh Alzheimer.”
Ngày càng nhiều người áp dụng chế độ ăn có giới hạn thời gian hoặc nhịn ăn gián đoạn trong thập kỷ qua.
Nhịn ăn gián đoạn có nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp 16:8 là bạn nhịn ăn trong 16 giờ trong ngày và chỉ được ăn uống trong khoảng thời gian 8 giờ, chẳng hạn như từ trưa đến 8 giờ tối.
Sau đó là chế độ ăn 5/2, trong đó bạn ăn bình thường trong 5 trong số 7 ngày trong tuần và hạn chế lượng calo của bạn ở mức khoảng 500 trong hai ngày còn lại không liên tiếp.
Phương pháp “ăn-dừng-ăn” mô tả việc nhịn ăn 24 giờ một hoặc hai lần một tuần, chẳng hạn như từ bữa tối hôm nay cho đến bữa tối hôm sau.
Có phương pháp nhịn ăn cách ngày. Cứ sau một ngày ăn uống bình thường là một ngày nhịn ăn hoàn toàn.
Và cuối cùng, có một “chế độ ăn kiêng kiểu chiến binh” khắc nghiệt hơn – nhịn ăn 20 giờ mỗi ngày và ăn một bữa lớn trong khoảng thời gian ngắn vào buổi tối.
Cách tiếp cận cá nhân của Mattson là một biến thể của tỷ lệ 16:8-18:6.
“Tôi không ăn sáng, tôi tập thể dục vào buổi sáng muộn và ăn hết đồ ăn trong khoảng thời gian sáu tiếng, từ trưa đến 6 giờ chiều.”
Lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn còn mở rộng đến một số tình trạng sức khỏe và có thể giúp giảm thiểu bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, thậm chí là ung thư.
(Nguồn: Nutrabay)
Một nghiên cứu ban đầu về việc nhịn ăn gián đoạn cho kết quả thật đáng kinh ngạc: nó báo cáo rằng t.uổi thọ trung bình của những con chuột trong chương trình cho ăn xen kẽ trong ngày đã tăng hơn 80%.
Nhưng tại sao chế độ ăn uống như vậy lại tốt hơn việc ăn kiêng bắt đầu bằng bữa sáng lúc 8 giờ sáng và kết thúc bằng bữa tối 12 giờ sau đó, đặc biệt là khi chúng ta có một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, và ít thực phẩm chế biến sẵn?
Mattson cho biết lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn vượt xa những gì có thể đạt được so với một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp liên quan đến bộ não.
Mattson đã giải thích điều này. Ông nói trong giai đoạn đầu phát triển của bệnh Alzheimer, “các tế bào thần kinh chiến đấu để sử dụng glucose vì chúng phát triển tình trạng kháng insulin. Nhưng những tế bào này vẫn có thể sử dụng và hoạt động tốt trên các xeton mà cơ thể chúng ta sản xuất trong trạng thái nhịn ăn.”
Ngoài việc thúc đẩy sản xuất “nhiên liệu” cho não hiệu quả hơn, việc nhịn ăn còn dẫn đến cơ chế tự thực, có thể giúp giảm sự tích tụ của các mảng protein amyloid độc hại, dấu hiệu bệnh lý của bệnh Alzheimer và có thể bảo vệ tế bào thần kinh khỏi căng thẳng do sự tích tụ protein này.
Mattson cho biết việc nhịn ăn – với những xeton tạo ra – cũng kích thích các tế bào não tạo ra một loại protein gọi là BDNF (yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não), giúp tăng cường khả năng học tập, trí nhớ và hình thành các kết nối khớp thần kinh mới giữa các tế bào thần kinh.
Nó cũng giúp loại bỏ các tế bào thần kinh khỏi sự tích tụ “rác” phân tử bằng cách kích thích cơ chế tự thực cực kỳ quan trọng đó.
Điều quan trọng là nhịn ăn gián đoạn có thể có tác dụng chống căng thẳng và chống viêm trên não. Trong khi đó, căng thẳng và viêm nhiễm đều được biết là nhân tố là góp phần gây ra lão hóa não bộ.
Vậy làm thế nào để quen với việc nhịn ăn gián đoạn?
1. Bắt đầu dần dần
Nhiều chuyên gia ủng hộ việc bắt đầu bằng cách xây dựng chế độ nhịn ăn qua đêm tự nhiên của bạn, từ nhịn ăn 12 giờ thông thường hơn, sau đó tăng dần thêm một hoặc hai giờ. Dần dần, chế độ ăn tự nhiên của bạn sẽ biến thành chế độ nhịn ăn gián đoạn 16:8.
Mattson nói cách tiếp cận chậm rãi này sẽ giúp bạn dễ dàng nhịn ăn hơn.
2. Ăn uống lành mạnh
Đừng lấp đầy dạ dày của bạn trong sáu hoặc tám giờ đó bằng lượng calo rỗng và thức ăn nhanh. Hãy nhắm đến những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất.
3. Tập thể dục nhẹ nhàng để bắt đầu
Tránh tập thể dục năng cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái khi nhịn ăn. Yoga rất tốt trong giai đoạn đầu trải nghiệm nhịn ăn và hãy nói không với chạy./.