Cá là thực phẩm giàu đạm, omega-3 và tốt cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi ăn, bạn cần loại bỏ các bộ phận như mang, lớp màng ở bụng, lòng cá để tránh gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Nhiều người cho rằng óc, lòng cá bổ dưỡng, béo ngậy không nên bỏ đi khi chế biến, một số khác lại cho rằng chúng có chứa nhiều chất bẩn. Xin chuyên gia tư vấn liệu có nên ăn các bộ phận này của cá? (Lê Hồng Hạnh – Hà Nội)
PGS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội) – tư vấn:
Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe như chất đạm, omega-3, vitamin, khoáng chất. Đây là món ăn tốt cho người bị bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ. So với đạm từ các loại thịt, đạm từ cá dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, chất béo trong cá cũng là nguồn dinh dưỡng quý vì đây là chất béo không no, tốt cho sức khỏe, giúp bạn tăng cholesterol HLD tốt cho mạch m.áu, thu gom cholesterol xấu (LDL). Cá còn chứa các axit amin, phosphatid, serebrorid, sterid… tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào, màng tế bào.
Tuy nhiên, khi ăn cá, bạn cần lưu ý những bộ phận cần loại bỏ thật sạch tránh ngộ độc, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa:
Mang cá: Đây được xem là bộ phận bẩn nhất của cá. Mang giống với phổi của động vật, làcơ quan hô hấp và chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.
Đặc biệt, đối với các loại cá sống ở các vùng nước ô nhiễm kim loại nặng thủy ngân, mang cũng trở thành nơi lưu trữ những độc tố này. Việc ăn phải mang cá chứa độc tố có thể khiến chất độc tích tụ vào cơ thể, lâu dần gây bệnh tật.
Màng đen, hoặc trắng ở bụng cá: Lớp màng này có vai trò bao bọc, bảo vệ hệ thống nội tạng của cá. Lớp màng chứa các chất béo và nhiều vi khuẩn không tốt. Do đó, cần loại bỏ lớp màng này khi mổ cá để làm sạch chất độc tồn dư và không gây tanh, hôi cho phần thịt.
Ruột cá: Đây là cơ quan tiêu hóa, chứa các chất cặn bã. Ruột cá có thể chứa vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Nếu cá bị ươn, ruột nhanh chóng p.hân h.ủy gây nhiễm độc cho thịt cá. Khi chế biến, bạn nên bỏ ruột, gan. Một số loại cá lớn như cá lăng, cá giò người ta giữ lại ruột cá. Tuy nhiên, bạn nên làm thật sạch cặn bã bám ở lòng cá và tuyệt đối chế biến chín kỹ, ăn lòng khi cá còn tươi.
Mật cá: Cơ quan này không chỉ gây ra vị đắng mà còn có thể có độc. Cá càng to mật càng độc. Nhiều người quan niệm nuốt mật cá tốt cho sức khỏe nhưng đây là quan niệm sai lầm. Mật cá chứa 5 Cyprinol dẫn tới ngộ độc, suy thận, thậm chí t.ử v.ong.
Loại hạt béo ngậy mệnh danh insulin tự nhiên, là ‘thuốc dưỡng tim’, giảm viêm
Loại hạt này mang đến nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời có hàm lượng đường thấp, phù hợp cả với những người mắc bệnh tiểu đường.
Đậu phộng (lạc) là loại hạt quen thuộc với nhiều người, nhiều gia đình. Đây là loại ăn có vị bùi, béo ngậy, dễ chế biến thành các món ăn khác nhau nên càng được ưa chuộng.
Đặc biệt, trong lạc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, có thể ngăn chặn nguy cơ mắc một số căn bệnh ở người.
Đậu phộng được trồng ở nhiều nơi trên Việt Nam và được nhiều người tiêu thụ. Chúng có chứa hàm lượng chất xơ, chất béo, chất đạm và khoáng chất dồi dào. Chúng cũng có nguồn gốc thực vật nên càng được ưa chuộng trên thị trường.
Dưới đây chính là những lý do chính khiến đậu phộng trở thành loại hạt được sử dụng rất nhiều trong các gia đình:
Giảm nguy cơ tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh đáng sợ đối với nhiều người. Khi chúng ta duy trì lối sống không lành mạnh, nguy cơ mắc căn bệnh này cũng cao lên. Chúng ta nên bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe.
Đậu phộng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn.
Bổ sung đậu phộng thường xuyên trong khẩu phần ăn là 1 trong những cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp, phù hợp cả với những người mắc bệnh tiểu đường.
Đậu phộng không làm lượng đường trong m.áu tăng vọt, điều hòa đường huyết và kiểm soát cân nặng. Người bệnh mắc tiểu đường type II và béo phì sẽ ngăn ngừa tình trạng bệnh nặng hơn nếu như bổ sung đậu phộng đầy đủ.
Tốt cho tim mạch
Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, óc chó… đều là thứ tốt cho tim mạch của chúng ta. Khác với các loại hạt đắt t.iền, đậu phộng có giá thành rẻ, dễ mua nhưng cũng mang đến tác dụng lớn lao không kém.
Hàm lượng chất béo không bão hòa cao ở hạt đậu phộng sẽ làm giảm mức cholesterol, tránh hình thành những cục m.áu đông. Từ đó, nguy cơ chúng ta mắc bệnh về tim mạch hay đột quỵ cũng sẽ giảm đi.
Bơ đậu phộng góp phần chế biến nhiều món ngon có lợi cho sức khỏe.
Giảm viêm
Một trong những tác dụng đặc biệt của hạt đậu phộng còn là giảm viêm. Trong đậu phộng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ, khoáng chất… vô cùng dồi dào.
Bởi vậy, chúng có khả năng giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Khi duy trì khẩu phần ăn lành mạnh, có chứa đậu phộng, hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ được củng cố chức năng.
Tốt cho trí não
Theo nhiều nghiên cứu, đậu phộng còn là loại hạt có tác động tích cực tới trí não. Khi sử dụng nhiều thực phẩm này, chúng ta sẽ hấp thụ lượng lớn vitamin B3 và niacin có tác dụng tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng não bộ.
Não bộ là cơ quan quan trọng bậc nhất của con người. Vì vậy, bảo vệ não bộ, trí óc chính là điều quan trọng mà đối tượng nào cũng cần quan tâm để không ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Niacin dồi dào có trong đậu phộng còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người cao t.uổi.
Cháo cá hồi đậu phộng là món ngon bổ dưỡng được kết hợp cùng lúc hai thực phẩm giàu dinh dưỡng trong món ăn.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Không chỉ vậy, hạt đậu phộng còn được biết đến là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
Theo các nghiên cứu, dầu và bơ đậu phộng có thể hạn chế nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến. Bởi vậy, đây là 1 loại “thần dược” tự nhiên mà nhiều người ưa chuộng nhiều năm nay.
Tuy nhiên, những đối tượng có hệ tiêu hóa kém, bị nóng trong, mỡ m.áu cao, bệnh gout không nên sử dụng đậu phộng quá nhiều. Bạn chỉ nên sử dụng loại hạt này như 1 món ăn thêm trong các bữa ăn.