Rối loạn k.inh n.guyệt đông y còn gọi là k.inh n.guyệt bất điều. Biểu hiện bằng việc số ngày kinh, chu kỳ kinh không ổn định; lượng m.áu kinh ít hơn hoặc nhiều hơn các chu kỳ thông thuờng…
Người phụ nữ khỏe mạnh (trừ trường hợp có thai hoặc đang cho con bú) khoảng 28 ngày hành kinh 1 lần. Thời gian hành kinh kéo dài 3-4 ngày hoặc 5-6 ngày. Lượng kinh huyết không nhiều không ít (khoảng 50-100ml).
Kinh lúc đầu đỏ nhạt sau đậm hơn, cuối cùng lại đỏ nhạt. Chất kinh không quá loãng cũng không quá đặc, không vón cục, không có mùi hôi dị thường. Để biết k.inh n.guyệt điều hòa hay không có thể căn cứ vào chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng huyết, màu sắc và chất huyết.
Kinh có thể đến trước kỳ hoặc sau kỳ so với tháng trước hoặc có tháng không có kinh (mà không phải có thai). Lượng huyết cũng thất thường khi ít, khi nhiều, chất kinh khi loãng khi vón cục, kèm theo đau bụng, mệt mỏi, da sạm đen… Đó là do những bất thường về chu kỳ k.inh n.guyệt còn gọi là k.inh n.guyệt bị rối loạn.
Bài Viết Liên Quan
- Ăn chôm chôm, tốt cho sức khỏe
- Hội chứng lạ khiến cô gái trẻ lép nửa mặt trái
- Phát hiện thú vị về lợi ích của uống trà
Ích mẫu, cây thuốc, vị thuốc giúp điều hòa k.inh n.guyệt.
Bài thuốc chữa rối loạn k.inh n.guyệt
Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
1. Trường hợp huyết hàn
– Thường có biểu hiện như kinh tới sau kỳ, lượng huyết ít, màu nhạt, đau bụng liên miên – chườm ấm thì dễ chịu, sắc mặt trắng nhợt, rêu lưỡi trắng.
– Phép chữa: Ôn kinh.
– Bài thuốc: Củ gấu 40g, ích mẫu 30g, ngải cứu 30g, gừng (nướng chín) 16g.
– Cách dùng: Các vị thuốc sắc với 600ml nước, đun nhỏ lửa còn khoảng 300ml, chia thành 2 phần, uống trong ngày.
2. Huyết nhiệt
– Thường có những biểu hiện như kinh tới trước kỳ, huyết ra nhiều, màu đỏ thẫm hoặc tím đen, hoặc thành hòn cục, mùi hôi. Thường kèm theo các chứng trạng khác như mặt đỏ, miệng hôi, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
– Phép chữa: Lương huyết thanh nhiệt.
– Bài thuốc: Củ gấu 20g, cỏ nhọ nồi 40g, vỏ quả chanh ( sao đen) 16g, ích mẫu 16g, rau má tươi 40g.
– Cách dùng: Các vị thuốc sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn khoảng 350ml, chia thành 2 phần, uống trong ngày.
Cỏ nhọ nồi, vị thuốc lương huyết thanh nhiệt, giúp điều hòa k.inh n.guyệt.
3. Huyết hư
– Thường có những biểu hiện như kinh tới sau kỳ, lượng kinh ít, màu nhợt, loãng, người gầy yếu, sắc mặt vàng úa; môi, lưỡi, móng tay nhợt nhạt, da khô, mắt hoa chóng mặt, hồi hộp ít ngủ, lưỡi không có rêu, mạch đ.ập nhỏ yếu.
– Phép chữa: Bổ huyết điều kinh.
– Bài thuốc: Hà thủ ô đỏ 20g, đậu đen 40g, lá sung 20g, củ gấu 20g, ích mẫu 10g, ngải cứu 16g, củ gai 20g.
– Cách dùng: Các vị thuốc sắc với 900ml nước, đun nhỏ lửa còn khoảng 450ml, chia thành 3 phần, uống trong ngày.
Loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được mệnh danh là ‘nhân sâm của người nghèo’
Đinh lăng là loại cây quen thuộc của người Việt, được trồng ở nhiều nơi. Đặc biệt, toàn bộ cây đinh lăng từ lá, thân, rễ, củ đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là chia sẻ của lương y Bùi Đắc Sáng – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội về tác dụng của cây đinh lăng:
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà. Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là “nhân sâm của người nghèo” bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới khỏi ốm.
Theo y học hiện đại, đinh lăng chứa các hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm. Củ có 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1, chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều dùng được. Người dân hái lá non thường dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt. Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.
Trong Đông y, lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, hơi mát có tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức. Lưu ý, khi bào chế nên rút bỏ lõi.
Lá đinh lăng phơi khô dùng làm thuốc. Ảnh: Thuocdantoc.vn
Các tác dụng của cây đinh lăng
– Chữa lành vết thương: Với những vết thương ngoài da bị c.hảy m.áu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm m.áu và giúp vết thương mau lành.
– Lợi sữa: Đinh lăng là bài thuốc gọi sữa về cho phụ nữ sau sinh. Người dân lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch đun sôi, chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, hãm như nước chè để uống hàng ngày.
– Chữa chứng mồ hôi trộm: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
– Chữa bệnh tiêu hóa: Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nghiền lá cây đinh lăng thành bột mịn và vê lại, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
– Bệnh thận: Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
– Chữa sưng đau cơ khớp: Lấy khoảng 40g lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ dịu đi và mau lành.
Lưu ý, do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế. Chế biến củ đinh lăng nên bỏ lõi.
Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3-5 t.uổi trở lên, không nên dùng những cây quá gia cỗi.